Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Những cách chưng khác nhau đối với mỗi loại yến sào

Thời xưa, yến sào vốn là món ăn chỉ dành riêng cho vua chúa và được xếp vào hàng cao lương mỹ vị. Có rất nhiều cách chế biến yến sào khác nhau trong đó chưng yến sào là cách chế biến thông dụng được nhiều người yêu thích bởi mang đến món ăn bổ dưỡng thơm ngon và vô cùng hấp dẫn.

Những cách chưng khác nhau đối với mỗi loại yến sào

Yến sào được chưng riêng, các nguyên liệu phụ được cho vào sau. Tất cả các loại yến sào đều sử dụng chung một cách chưng yến, cũng không phân biệt chế biến riêng cho: người lớn tuổi, nam nữ thanh niên, trẻ em, phụ nữ mang thai, v.v. Chỉ có một vài sự khác biệt trong giai đoạn sơ chế yến sào, thời gian chưng yến (Yến huyết) và việc thay đổi nguyên liệu phụ (đường phèn, hạt sen, v.v.) là nhằm đáp ứng khẩu vị của từng người.

Thành phần nguyên liệu

  • 10g yến (~ 1 tai yến)
  • 300 – 350ml nước sạch
  • 30g/~ 6 muỗng cà phê đường phèn hạt (được tặng kèm – Có thể thay đổi tùy khẩu vị người dùng)
  • 3 – 4 sợi gừng (gừng lát cắt sợi)
  • 3 – 6 quả táo tàu (tùy ý)

Dụng cụ nhà bếp

  • 1 bếp ga/bếp điện
  • 1 cái nồi nhôm/inox
  • 1 thố chưng có nắp đậy. Nếu không có loại thố chưng này, có thể sử dụng chén lớn và màng bọc thực phẩm (loại chịu nhiệt độ cao – có ghi chú trên bao bì màng bọc) để đậy kín miệng chén
  • 3 bộ chén + muỗng dành cho người lớn
Lưu ý: Nồi cơm điện, lò vi sóng, nồi chưng yến:

Các bước tiến hành chưng yến sào

2.1. Nguyên tắc chung

Yến sào được chưng riêng. Các nguyên liệu phụ chỉ được thêm vào ngay sau khi yến sào được chưng cách thủy xong.
Nguyên do: Bản chất tự nhiên của yến sào có mùi vị không mấy hấp dẫn sau khi được chế biến (thoang thoảng mùi tanh giống lòng trắng trứng gà khi món ăn còn nóng). Cho nên, yến sào thường được chế biến cùng với các nguyên liệu phụ khác để tạo sự hấp dẫn về hương vị. Theo kinh nghiệm riêng của chúng tôi, khi đường phèn được cho ngay vào ban đầu lúc bắt đầu chưng yến để chưng chung với yến sào, đường tan vào trong nước sẽ dễ bọc sợi yến lại, sợi yến thường trở nên dòn – cứng, độ nở không đạt tối đa.

2.2. Cách chế biến

Bước 1: Làm sạch yến sào
  • Yến thô: Cần 2 – 5 giờ để làm sạch lông yến (Cách 1) và cần 2 – 24 giờ cho (Cách 2).
  • Yến tinh chế/làm sạch: Có thể sử dụng ngay khi lấy ra khỏi bao bì. Nếu bạn muốn rửa lại sản phẩm trước khi chế biến (có thể rửa lại hoặc không), bạn đặt sản phẩm lên 1 rây nhỏ và đặt dưới vòi nước chảy. Sau đó cho sản phẩm vào chén và ngâm mềm. Khi ngâm mềm yến sào, bạn không nên chắt bỏ nước này, vì có thể làm hao hụt yến.
  • Yến tươi: cần rã đông từng gói nhỏ cho 1 lần sử dụng nếu bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
  • Yến huyết, Hồng yến, Bạch yến, Yến gãy tổ, Chân yến sào, Yến đảo, Yến nhà: Không có ghi chú riêng.  
Bước 2: Ngâm yến sào vào nước
  • Yến thô: Bỏ qua Bước 2, sang Bước 3 vì đã tai yến đã được ngâm nước trong lúc làm sạch lông ở Bước 1.
  • Yến tinh chế/làm sạch: Cho tai yến vào trong thố nước (300 – 350ml). Nước trong thố ngập qua chiều cao của miếng yến khoảng 2cm. Thời gian ngâm từ 20-30 phút. Lúc này, sợi yến ngậm nước sẽ nở to ra, khối lượng yến có khả năng tăng gấp 4-5 lần hoặc hơn nữa tùy từng loại yến. Sợi yến khi ngậm nước, màu sẽ nhạt hơn so với lúc khô, sợi yến nhìn thấy rõ trong nước. Lưu ý: không nên ngâm yến quá lâu, vì điều này làm sợi yến bị mềm, mất độ ngon của món ăn.
  • Chân yến sào: khi ngâm mềm, nên dùng tay bóp nhẹ để tách rời các lớp yến để món yến được nở nhiều. Nếu bạn không bóp tách phần chân yến, món yến của bạn sẽ không tạo được nở nhiều, tuy nhiên, phần chân yến này rất dòn và ngon. Do vậy, tùy vào sở thích của bạn mà có thể tách rời các lớp yến hoặc không.
  • Yến tươi: Không cần ngâm mềm vì bản thân sản phẩm yến tươi đã mềm. Chỉ cần cho nước ngập phần yến và tiến hành chưng cách thủy.
  • Yến huyết, Hồng yến, Bạch yến, Yến gãy tổ, Yến đảo, Yến nhà: Không có ghi chú riêng.
Bước 3: Chưng cách thủy yến sào

Những cách chưng khác nhau đối với mỗi loại yến sào 1
  • Cho thố yến đã ngâm mềm vào trong nồi nhôm/inox. Lượng nước trong nồi cao khoảng 1/3 chiều cao của thố yến.
  • Đối với tất cả các loại yến sào (trừ Yến huyết): Chưng cách thủy khoảng 20 – 30 phút. Lúc đầu nên cho lửa của bếp ở mức độ lớn để nước trong nồi được sôi lên, khi nước sôi, hạ nhỏ lửa để liu riu trong toàn bộ thời gian nấu. Lưu ý: Nên dùng thố sứ có nắp đậy, vì thố sứ giữ nhiệt tốt, nắp đậy làm nhiệt trong thố không bị hao hụt đi, yến trong thố sẽ nở được tối đa, và ngon nhất.
  • Yến huyết: Trong các loại yến sào, Yến huyết là loại có sợi cứng nhất. Nên thời gian chế biến là lâu nhất. Để đảm bảo sản phẩm nở tốt nhất, Yến huyết có thể chưng cách thủy trong khoảng 1h, sau đó có thể sử dụng thêm nồi ủ để ổn định nhiệt (để không làm phân hủy chất dinh dưỡng có trong yến) thêm khoảng tối đa 2h để yến nở mềm theo ý thích.
  • Sau khi chưng đủ thời gian cần thiết, yến sào đã chín, sợi yến nở đều, đặc. Sợi yến mềm nhưng vẫn giữ được độ dài, không bị nát hay tan ra nước. Đưa lên mũi ngửi có thoang thoảng mùi tanh giống lòng trắng trứng gà. Mùi tanh này chỉ có trong khoảng thời gian sau chế biến yến – khi món ăn còn nóng. Nếu món ăn đã nguội thì mùi này cũng giảm từ từ và mất đi. Hâm nóng lại món ăn, mùi tanh nhẹ này lại xuất hiện. Đây cũng là một trong những đặc điểm để phân biệt yến thật – yến giả.
Sau khi yến sào được chưng cách thủy xong (Phần 2/Bước 3), cho đường phèn vào theo khẩu vị của từng người. Có thể thêm gừng để chén yến thơm hơn và để ngừa trường hợp gây “lạnh bụng” ở vài trường hợp cá biệt.
Bảo quản yến sào sau khi chưng (không dùng chất bảo quản): Trong điều kiện ở hộ gia đình bình thường, sản phẩm có thề giữ được tối đa đến 1 tuần nếu được bảo quản liên tục trong ngăn mát tủ lạnh ngay sau khi chưng xong, đậy kín, đảm bảo sạch sẽ, không nhiễm vi sinh vật, v.v. Tuy nhiên, nếu thấy nấm mốc thì bỏ ngay.


Đổi vị với món yến sào chưng nước cốt dừa thơm mức mũi

Chưng cách thủy là cách chế biến thực phẩm phổ biến nhất đối với yến sào. Đây là phương pháp lý tưởng để sợi yến được nở đều, mềm, giữ hương vị tự nhiên mà vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chưng yến sào với nước cốt dừa thơm ngon

Đổi vị với món yến sào chưng nước cốt dừa thơm mức mũi

Yến sào – nguồn dinh dưỡng quí giá.

Yến sào chính là tổ của loài chim yến – loài chim này thường sống dọc theo bờ biển nơi có nhiều đảo và hang đá. Tại nước ta, chim yến phân bố chủ yếu ở vùng biển Khánh Hòa chính bởi nơi đây hội tụ những điều kiện thiên nhiên thuận lợi, thích hợp để chim yến làm tổ.
Công việc khai thác yến sào đảo thiên nhiên vô cùng khó khăn và nguy hiểm bởi yến sào được làm trên những vách đá dựng đứng trong hang động, người thợ khai thác phải có kỹ thuật cao, dũng cảm mới leo lên được những vách đá cheo leo đó để thu hoạch. Đặc biệt việc khai thác yến sào huyết sẽ gian khổ hơn gấp nhiều lần vì những yến sào này chỉ có ở rất sâu bên trong hang. Có những hang nhỏ hẹp thì để vào được sâu bên trong thậm chí người thợ phải lặn dưới dòng nước.
Tùy địa hình từng hang mà hệ thống giàn được thiết kế sao cho phù hợp, người thợ sẽ đứng trên giàn giáo đó để khai thác. Ở vị trí hẹp, ngóc ngách có khi chỉ thích hợp để đặt một cây tre nhỏ dựa vào vách đá rồi leo lên, người thợ phải thắt dây an toàn như những vận động viên leo núi.
Yến đảo tự nhiên có giá thành cao như vậy không chỉ bởi số lượng hạn chế mà còn do độ nguy hiểm cao khi khai thác, chỉ một chút sơ sẩy là người thợ có thể trượt chân rơi xuống hang. Yến sào được khoa học chứng minh là sản vật với giá trị bổ dưỡng lớn bởi yến có thành phần đặc biệt giàu protein, giàu nguyên tố đa vi lượng và các axit amin quý… Yến sào phù hợp với mọi nhóm đối tượng, được khuyên dùng đặc biệt cho người ốm yếu, suy nhược, người già, phụ nữ mang thai và sau sinh, trẻ em biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng.

Các bước thực hiện nấu món yến sào chưng nước cốt dừa.

Yến sào có rất nhiều cách chế biến khác nhau như: nấu chè yến, súp yến, yến nhồi bồ câu, yến chưng đường phèn, yến hầm hạt sen…trong đó có cách chế biến đơn giản mà độc đáo là chưng yến với nước cốt dừa. Nước dừa rất giàu dinh dưỡng, giàu clorua, kali, magie, vitamin, khoáng chất, khi yến được chưng với nước cốt dừa mang đến hương vị ngọt, thơm ngậy rất ngon.
Yến sào chưng với nước dừa dễ ăn, phù hợp với mọi nhóm đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già. Lưu ý không nên sử dụng với trẻ dưới 1 tuổi dễ khiến rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa hoàn thiện.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Yến sào: 5gram.
  • Nước cốt dừa non: 25gram.
  • Đường phèn
  • Nồi chưng yến
  • 3 bát nước.

Cách làm:

Bước 1: Làm sạch yến sào
- Với yến sào tinh chế thì chỉ cần ngâm yến sào trong nước lọc sạch khoảng 10 – 15 phút cho yến sào mềm ra còn đối với yến sào thô thì thời gian ngâm sẽ lâu hơn (khoảng 45 phút đến 1.5 tiếng).
- Sau khi yến sào tơi ra thì tách sợi yến và làm sạch, có thể dùng nhíp để nhặt sạch tạp chất trên tổ (dùng thêm bát nước để nhúng đầu nhíp vào khi nhặt lông). Khi yến sào còn một số tạp chất nhỏ khó lấy thì nên cho yến vào ray và để trong một tô nước, khuấy nhẹ để làm rớt đi những lông kim khó nhặt.
- Có thể tiến hành rửa nhiều lần đảm bảo cho yến sào thật sạch trước khi chế biến.
Bước 2: Chưng yến sào:

Đổi vị với món yến sào chưng nước cốt dừa thơm mức mũi 1
- Cho yến vào bát sau đó đổ nước ngập hết yến sào. Cho nước đến mức 3.5h – 5h của nồi rồi đặt bát yến vào. Chọn thời gian chưng: 45 phút – 1.5h.
- Chưng yến trong khoảng thời gian 30 phút, sau đó cho đường phèn vừa đủ và nước cốt dừa.
- Chưng tiếp 20 phút nữa để đường phèn và nước cốt dừa ngấm vào yến sào là có thể nhấc bát yến sào ra và thưởng thức.
Món ăn yến sào chưng nước dừa có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh đều rất thơm ngon.


Bật mí cách chưng yến như thế nào để không bị mất chất

Chất dinh dưỡng của yến sào không chỉ nằm ở loại yến, giá trị của yến mà còn phụ thuộc vào cách chế biến của bạn. Nếu bạn chọn mua yến chất lượng nhưng lại sơ xảy trong khâu chế biến thì chất dinh dưỡng trong sản phẩm này cũng không còn nguyên vẹn.

Bật mí cách chưng yến như thế nào để không bị mất chất

Chất dinh dưỡng của yến sào không chỉ nằm ở loại yến, giá trị của yến mà còn phụ thuộc vào cách chế biến của bạn. Nếu bạn chọn mua yến chất lượng nhưng lại sơ xảy trong khâu chế biến thì chất dinh dưỡng trong sản phẩm này cũng không còn nguyên vẹn. Vì vậy hướng dẫn chưng yến dưới đây sẽ giúp bạn bảo toàn được dinh dưỡng trong yến hoàn hảo.

Các bước chưng yến để giữ lại nguyên vẹn chất dinh dưỡng

Sơ chế yến
Sơ chế yến hay còn gọi là làm sạch yến là bước đầu tiên của hướng dẫn chưng yến, nhằm đảm bảo yến được làm sạch những sợi lông và tạp chất còn sót lại trong quá trình làm tổ. Do vậy cần chú ý:
  • Nên ngâm yến vào nước lạnh, không nên ngâm vào nước nóng sẽ mất chất dinh dưỡng.
  • Chỉ ngâm đến khi các sợi yến tách ra là được, không nên ngâm quá 2h đồng hồ. Thông thường thời gian ngâm nở yến như sau: yến đảo: 30-45 phút; yến nhà: 20-30 phút; yến hồng, yến huyết: 45-60 phút.
  • Cần làm thật sạch lông và tạp chất vì nếu còn sót lại sẽ gây mùi hôi, ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng món yến.
Hướng dẫn chưng yến
Sau khi đã sơ chế thì cần để yến thật ráo nước rồi cho vào thố điện, thêm nước. Cần lưu ý những hướng dẫn chưng yến như sau:
  • Không nên chưng quá nhiều yến trong một lần, thông thường từ 3-5g là đủ.
  • Lượng nước cho vừa đủ, không nên cho quá nhiều, tối đa chỉ bằng 80% chiều cao của thố để tránh khi sôi nước trào ra khiến dưỡng chất trôi đi.
  • Không nên chưng yến quá lâu, thông thường chỉ khoảng: yến đảo: 40-45 phút; yến nhà: 20-30 phút; yến hồng, yến huyết: 50-60 phút.
  • Yến chưng đường phèn được xem là cách dùng yến mang lại nhiều giá trị dưỡng chất hơn cả. Tuy nhiên nên lưu ý không nên cho quá nhiều đường phèn lại khiến yến giảm đi giá trị dinh dưỡng.
  • Với bất kì món ăn nào như: yến hầm thịt gà, yến hầm bồ câu, yến nấu cháo…đều nên chưng yến riêng rồi mới trộn cùng món ăn để bảo toàn dinh dưỡng. Nếu không muốn mất thời gian chưng yến thì có thể cho vào cùng món ăn sau khi đã nấu gần chín và chỉ đun thêm chừng 20 phút nữa là được.

Cách bảo quản yến để sử dụng được lâu và không bị mất chất

Ngoài việc chú ý đến cách sơ chế yến và hướng dẫn chưng yến bên trên thì người dùng cũng cần lưu ý đến cách bảo quản yến. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị dinh dưỡng của yến. Lưu ý những điểm sau:

Bật mí cách chưng yến như thế nào để không bị mất chất 1
  • Nếu yến chưa sơ chế thì cần để nơi khô ráo, tránh hơi ẩm, tránh nấm mốc và ánh sáng trực tiếp.
  • Nếu yến đã sơ chế nhưng chưa dùng hết trong 1 lần thì cần để thật ráo hoặc có thể sấy khô trở lại và bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên thời gian để trong tủ lạnh không quá 1 tuần.
Trên đây là những lưu ý về hướng dẫn chưng yến giúp đảm bảo dưỡng chất dành cho người dùng, tiết kiệm chi phí. Điều quan trọng hơn cả là bạn phải tìm mua được loại yến chất lượng, chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại những cơ sở uy tín.


Vì yến sào thô trên thị trường hiện nay có nhiều mức giá khác nhau?

Khi mua yến sào thô, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà cũng nên chú ý đến mức giá để vừa đảm bảo được hiệu quả sử dụng lại vừa phù hợp với điều kiện kinh tế

Vì yến sào thô trên thị trường hiện nay có nhiều mức giá khác nhau?

Mức giá của yến sào thô tùy thuộc các yếu tố

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm yến sào thô khác nhau, mỗi loại sản phẩm có mức giá không tương đồng do nhiều yếu tố chi phối. Khi mua yến sào thô, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà cũng nên chú ý đến mức giá để vừa đảm bảo được hiệu quả sử dụng lại vừa phù hợp với điều kiện kinh tế. Hiện nay, giá yến sào thô phụ thuộc vào một số yếu tố chính:
– Hình thức chất lượng sản phẩm: Hình thức chất lượng sản phẩm yến sào thô quyết định rất lớn đến giá thành của sản phẩm đó. Các sản phẩm yến sào có hình thức đẹp mắt, kích thước lớn và còn nguyên vẹn dáng tổ sẽ có mức giá cao hơn so với các sản phẩm yến sào nhỏ, vụn và được chắp vá từ nhiều tổ nhỏ để được đủ trọng lượng theo bao bì. Yến sào thô cung ứng trên thị trường thường đã qua công đoạn sấy nên cảm giác cứng và dễ gẫy vỡ. Khi không đảm bảo được nguyên vẹn dáng tổ thì chế biến sẽ cho ra thành phẩm nát, sợi ngắn không đảm bảo.
– Nguồn gốc yến sào: Ngoài hình thức chất lượng sản phẩm thì nguồn gốc yến sào cũng đóng vai trò quyết định đến mức giá bán của sản phẩm. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có nhiều loài yến sinh trường và phát triển ở các vùng biển khác nhau như yến Cần Giờ, yến Khánh Hòa, yến Sài Gòn,… tương ứng với yến sào cũng khác nhau.
  • Đơn vị cung ứng: Bên cạnh các yếu tổ xuất phát từ sản phẩm, yếu tố nhà phân phối cũng không thể không kể đến. Mỗi đơn vị cung ứng và bán sản phẩm yến sào thường không đồng nhất về mức giá. Theo đó mức giá yến sào thô trên thị trường có thể cao hoặc thấp tùy vào nhà cung ứng quyết định. Nhiều đơn vị chịu chi phí mặt bằng, nhân công, vận chuyển cao sẽ bán sản phẩm giá cao. Ngược lại, nhiều đơn vị nhập sản phẩm trực tiếp từ công ty mẹ, không chịu nhiều khoản chi phí sẽ có giá phải chăng hơn.
  • Biến động thị trường: Yếu tố thị trường khách quan chi phối giá thành yến sào thô. Có những giai đoạn khan hiếm sản phẩm yến sào đẩy giá yến sào lên cao, cũng có những giai đoạn yến sào không được ưa chuộng do một vấn đề nào đó thì giá sản phẩm sẽ giảm. Tuy các đơn vị kinh doanh sản phẩm không đồng nhất về giá bán nhưng mức giá bình ổn chung thì đơn vị nào cũng theo đó để điều chỉnh.

Mua yến sào thô ở đâu?


Vì yến sào thô trên thị trường hiện nay có nhiều mức giá khác nhau? 1

Tại thị trường Việt Nam có không ít những đơn vị phân phối, cung ứng sản phẩm yến sào thô cũng như các sản phẩm yến sào. Nếu không đủ điều kiện mua hàng tại Công ty mẹ, công ty tổng thì người tiêu dùng có thể chọn các đại lý, chi nhánh phân phối của Công ty đó trên toàn quốc. Chú ý nên chọn các đơn vị lớn, kinh doanh lâu năm, có vị thế trên thị trường, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, bao bì và chất lượng sản phẩm đảm bảo.
Không nên mua yến sào được đóng trong bao bì nilon tạm bợ, không có thông tin sản phẩm, nguồn gốc sản phẩm, không mua sản phẩm của các cá nhân bán hàng nhỏ lẻ, bán hàng trao tay và không chứng minh được sản phẩm chính hãng. Hiện nay có không ít gian thương lợi dụng lòng tin và tâm lý ưa chuộng hàng giá rẻ của người tiêu dùng để phân phối các sản phẩm yến được pha trộn, tẩm hóa chất và làm từ nguyên liệu khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thiệt hại về kinh tế.


Món ăn đại bổ: chè yến đông trùng hạ thảo.

Nhờ những thành phần dưỡng chất, dược tính cao, lành tính, yến sào đang là một trong những thực phẩm chăm sóc sức khỏe có giá trị được người tiêu dùng đánh giá cao. Hiện nay yến sào còn được áp dụng để chế biến món ăn. Chè yến kết hợp với đông trùng hạ thảo tạo nên một món ăn vô cùng tốt cho người sử dụng

Món ăn đại bổ: chè yến đông trùng hạ thảo.

Lợi ích của yến sào

Trong các tài liệu Đông y như bản thảo cương mục, Bản thảo cầu chân, Bản thảo tái tân có ghi chép rằng yến sào là vị thuốc quý có tác dụng đại bổ nguyên khí, nhuận phế dưỡng âm, là vị thuốc cực bình cực mỹ trong các loại thuốc Đông y. Còn trong sách “Trung dược đại từ điển” có ghi rõ yến sào có vị ngọt, tính bình công năng dưỡng âm nhuận táo, ích khí bổ trung. Ngày nay các món ăn từ yến sào còn giúp tái hiện đậm chất ẩm thực cao lương mỹ vị thời triều đình Huế cổ xưa.

Lợi ích của đông trùng hạ thảo 

Đông trùng hạ thảo là loại dược liệu quý hiếm đặc biệt có nhiều trên cao nguyên Tây Tạng – Trung Quốc, loài này có quá trình hình thành và phát triển vô cùng đặc biệt mùa đông dạng ấu trùng, đến mùa hè lại trở thành thảo mộc vì thế mới có tên gọi là đông trùng hạ thảo.
Các công trình khoa học cũng đã chứng minh đông trùng hạ thảo có nhiều hoạt chất có giá trị cao: 17 axit amin, nhiều nguyên tố vi lượng (Se, Al, K, Si…), phong phú thành phần vitamin (B12, A, C, B2, E, K…) đặc biệt có 2 hoạt chất quan trọng là cordycepin và adenosine có tác dụng tuyệt vời đối với cơ thể con người, được nghiên cứu là chất hỗ trợ tuần hoàn tim mạch, sinh lý, thần kinh và bệnh ung thư. Chính bởi chứa thành phần mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cùng với sự khan hiếm nên đông trùng hạ thảo rất quý và có giá thành đắt đỏ.

Các bước thực hiện nấu món chè yến với đông trùng hạ thảo.

Sự kết hợp của đông trùng hạ thảo với yến sào mang tới món ăn chè yến đông trùng hạ thảo thanh mát và vô cùng bổ dưỡng có tác dụng giải nhiệt, tăng cường sức khỏe phù hợp với mọi nhóm đối tượng đặc biệt là những người cơ thể yếu.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
  • Yến sào: 5g
  • Đông trùng hạ thảo: 1 – 2 con.
  • Đường phèn
Bước 2: Sơ chế
  • Ngâm yến sào với nước lọc sạch để yến sào tơi ra, với yến sào tinh chế ngâm khoảng 15 phút còn với yến sào sơ chế, yến sào thô thì ngâm khoảng 45 phút đến 1.5 tiếng.
  • Sau khi sợi yến tơi ra thì tách các sợi yến và làm sạch, dùng nhíp để nhặt sạch lông, tạp chất bám trên tổ
  • Dùng bát nước để nhúng đầu nhíp vào khi nhặt lông
  • Rửa nhiều lần đảm bảo yến sào thật sạch
  • Với những lông kim nhỏ khó lấy thì có thể cho yến vào ray để trong tô nước rồi khuấy nhẹ để loại bỏ nhưng lông kim đó.
Đông trùng hạ thảo: Rửa sạch bằng nước ấm 30 độ C.
Bước 3: Chế biến.

Món ăn đại bổ: chè yến đông trùng hạ thảo 1
  • Chưng yến và đông trùng hạ thảo: sử dụng nồi chưng yến chuyên dụng hoặc nếu không có thì chưng bằng nồi và bếp ga. Cho đông trùng hạ thảo và yến vào thố (bát) rồi đổ nước vào bát sao cho ngập hỗn hợp.
  • Đặt bát (thố) vào nồi chưng yến rồi đổ nước ngập tới mức 3.5h – 5h, chọn thời gian chưng là 45 phút đến 1h. Nếu chưng bằng nồi và bếp ga thông thường thì đổ nước bằng 2/3 bát đựng hỗn hợp, cần chú ý theo dõi không để nước trong nồi bị cạn.
  • Chưng sau khoảng thời gian 45 phút thì cho lượng đường phèn vào nêm nếm sao cho vừa ăn, chưng thêm 5 phút nữa là có thể lấy ra thưởng thức.
Chè yến đông trùng hạ thảo không chỉ tốt cho việc phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da mà còn rất tốt cho nam giới yếu sinh lý. Người dùng đặc biệt lưu ý để có được món ăn giàu dưỡng chất thì cần phải chọn được nguyên liệu là yến sào và đông trùng hạ thảo chuẩn chất lượng. Khi mua khách hàng nên tìm đến các cơ sở uy tín, sản phẩm phải có nguồn gốc, nhãn mác thông tin rõ ràng.


Sử dụng yến sào cải thiện tình trạng hen suyễn ở trẻ em

Yến sào vốn là thực phẩm nằm trong danh sách những món ăn dinh dưỡng của thế giới, đặc biệt, yến sào còn giúp cải thiện tình trạng hen suyễn ở trẻ. Bài viết dưới đây sẽ trình bày vì sao bé bị hen suyễn nên dùng yến sào

Sử dụng yến sào cải thiện tình trạng hen suyễn ở trẻ em

Bệnh hen suyễn ở trẻ và các mức độ của bệnh

Hen suyễn hay hen phế quản là bệnh tắc nghẽn đường thở mạn tính do viêm hoặc co cơ bất thường các ống khí quản và phế quản. Lớp niêm mạc của các ống này bị kích thích và tiết ra các tế bào nhầy và trắng vào khí quản, làm cho khí quản bị thu hẹp. Ở một số bệnh nhân, tình trạng này xảy ra để đáp ứng với các yếu tố kích thích như không khí lạnh, bụi, phấn hoa, khi tập thể dục, hoặc khói thuốc lá. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rất khác nhau giữa các bệnh nhân.
Hen suyễn có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và thường bắt đầu khi trẻ từ 2 – 10 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ có bố hoặc mẹ bị hen suyễn cao hơn nhiều so với trẻ không có bố hoặc mẹ mắc bệnh. Nếu cả bố mẹ đều bị hen thì đến 60% con của họ sẽ bị hen. Ở trẻ em, hen suyễn có thể tiến triển ở 4 mức độ nguy hiểm dưới đây:
  • Mức độ 1 (có cơn hen ngắt quãng nhẹ): thỉnh thoảng mới xảy ra và các triệu chứng thường xảy ra vào ban ngày dưới 1 tuần/lần, trẻ vẫn hoạt động bình thường.
  • Mức độ 2 (cơn hen dai dẳng nhẹ): xảy ra ở cấp độ nhẹ, triệu chứng hen xuất hiện ban ngày dưới 1 tuần/lần.
  • Mức độ 3 (cơn hen dai dẳng trung bình): các triệu chứng xảy ra hàng ngày, cơn hen gây ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ.
  • Mức độ 4 (cơn hen dai dẳng nặng): các triệu chứng xảy ra thường xuyên và kéo dài, hạn chế các hoạt động thể lực của trẻ và thường xuất hiện cơn hen vào ban đêm.

Bệnh hen suyễn gây ra những tác hại gì với trẻ?

Đông Nam Á là khu vực có độ lưu hành hen gia tăng nhanh: Malaysia 9,7%, Philippines 11,8%, Thái Lan 9,2%, Singapore 14,3%, Việt Nam khoảng 5%. Tử vong do hen mỗi năm có 200.000 trường hợp, Việt Nam có 3.000 ca. Trong con số 3000 trên, có phân nửa là trẻ em. Bị hen suyễn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
  • Xẹp phổi: Hơn 1/3 trẻ em nằm trong bệnh viện vì hen bị biến chứng xẹp phổi. Xẹp phổi một thùy hoặc nhiều thùy là biến chứng gặp tỷ lệ khoảng 10% số bệnh nhân vào viện. Khi hen ổn định thì tình trạng xẹp phổi sẽ khỏi.
  • Nhiễm khuẩn phế quản: Nhân các đợt chuyển mùa, các đợt rét, thời tiết thay đổi đột ngột trong ngày, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm vùng tai mũi họng, đường hô hấp dưới, gây các đợt cúm làm cho những triệu chứng bệnh hen nặng hơn.
  • Giãn phế nang đa tiểu thùy: Sự đàn hồi của các phế nang ở bệnh nhân hen giảm dần theo thời gian, thở ra ít, thể tích khí cặn tăng. Còn gọi là bệnh khí phế thũng.
  • Tràn khí màng phổi và trung thất: Do các phế nang giãn rộng, tại vùng phế nang giãn, mạch máu thưa thớt, nuôi dưỡng kém, áp lực trong phế nang tăng. Khi phải làm việc gắng sức hoặc ho mạnh, thành phế nang dễ bị bục vỡ.
  • Tâm phế mạn tính: Thể hiện khó thở khi gắng sức, tím tái liên tục, đau vùng hạ sườn phải, gan có thể to hoặc mấp mé bờ sườn.
  • Ngừng hô hấp kèm tổn thương não: Do tình trạng suy hô hấp kéo dài, đưa đến thiếu ôxy não. Có lúc ngừng tim, ngừng hô hấp trong các thể hen nặng.
  • Suy hô hấp: Thường chỉ gặp ở những bệnh nhân nằm viện, bị hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính. Bệnh nhân khó thở, tím tái liên tục, đôi khi ngừng thở, phải thở máy hỗ trợ.
Biến chứng của hen suyễn còn nặng nề hơn ở đối tượng nhỏ tuổi. Do đó những người bị bệnh hen suyễn và mọi người trong toàn xã hội cần có sự hiểu biết để có ý thức điều trị tận gốc bệnh hen ngay từ những giai đoạn đầu tiên của bệnh.

Sử dụng yến sào cho bé bị hen suyễn như thế nào?

Sử dụng yến sào cải thiện tình trạng hen suyễn ở trẻ em 1
Yến sào tuy là thực phẩm bổ dưỡng nhưng chỉ có tác dụng hỗ trợ để cung cấp các dưỡng chất mà cơ thể khó hấp thu, giúp trẻ tăng cường sức khỏe để đề kháng các loại bệnh cũng như nhanh hồi phục các tổn thương trong cơ thể chứ không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Chính vì vậy, trước khi cho trẻ sử dụng yến sào, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng.
Theo những nghiên cứu y học cổ truyền, trong yến sào có vị ngọt, tính bình, vào phế vị thận. Yến sào có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, bổ thận sinh tinh, kiện tỳ dưỡng huyết viêm khí phế quản, ho khan đàm dính, hen suyễn, khái huyết, thổ huyết, viêm dạ dày thực quản gây nôn, lỵ và sốt rét kéo dài, lao phổi…
Với những trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như: hen, suyễn, viêm phổi, phế quản,…yến sào có tác dụng rất tốt trong việc điều trị, chữa bệnh suy nhược cơ thể, lao phổi, chữa bệnh hen suyễn cho trẻ bằng yến sào. Tác dụng của yến sào với bệnh hen suyễn rất tốt do trong yến sào chứa các thành phần phong phú.
Tuy nhiên người tiêu dùng cần lưu ý với trẻ em 12 tháng tuổi thì không nên sử dụng. Trẻ ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, trẻ khó hấp thu, dễ bị dị ứng với yến sào. Ở các độ tuổi lớn hơn, trẻ sử dụng yến sào rất tốt, không chỉ hỗ trợ điều trị được hen suyễn mà còn phát triển cả thể chất và trí tuệ, giúp trẻ có được chất lượng cơ thể cao.
Yến sào là thực phẩm tuyệt vời bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Đặc biệt, yến sào rất tốt cho những người viêm đường hô hấp, đặc biệt là bệnh hen suyễn ở trẻ em.


Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình bằng yến sào

Bất kì ai cũng đều hiểu, yến sào rất đắt, thậm chí còn được so sánh với “vàng ròng” của biển cả. Yến sào được dùng để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Thế nhưng, ít ai biết được, yến sào còn có thể giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình.

Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình bằng yến sào

Tìm hiểu về rối loạn tiền đình

Tiền đình là một hệ thống thuộc thần kinh nằm ở phía sau ốc tai, có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Dây thần kinh số 8 là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển,cúi, xoay…hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc để giữ thăng bằng cho cơ thể.
1. Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương dây thần kinh số 8 do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch làm cho cơ thể mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn,… Ngoài ra, động mạch nuôi dưỡng não do tắc nghẽn hoặc thiếu máu cũng khiến cho hệ thống tiền đình tiếp nhận thông tin chậm hoặc sai lệch từ não bộ cũng gây ra tình trạng này.
Huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch, rối loạn nội tiết ở tuổi tiền mãn kinh,…là những nguyên nhân phổ biến nhất làm tắc nghẽn mạch máu, gây ra hội chứng rối loạn tiền đình mà chúng ta vẫn thường nhắc đến.
Hội chứng Stress (lo lắng, căng thẳng, mất ngủ…)  là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra rối loạn tiền đình. Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoocmon Cortisol gây ra một loạt các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… gây tổn thương hệ thống thần kinh, trong đó có dây thần kinh số 8. “Con đường” truyền dẫn truyền thông tin này bị “hư hại” khiến hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu, dẫn đến rối loạn tiền đình.
Hội chứng tiền đình là hậu quả của một số bệnh lý như: viêm tai giữa, thiên đầu thống, viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, u não, …Với nguyên nhân này, người bệnh cần phải được can thiệp bằng ngoại khoa và các biện pháp y học hiện đại.
Môi trường sống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng gây nên rối loạn tiền đình như ô nhiễm âm thanh, cơ thể bị nhiễm độc do dùng một số loại thuốc trị bệnh, hóa chất, thói quen ăn uống, sử dụng rượu, bia, chất kích thích,…
2. Triệu chứng rối loạn tiền đình
Có nhiều triệu chứng biểu hiện rối loạn tiền đình và các triệu chứng này thường rất dễ nhận biết. Khi bắt gặp một vài triệu chứng dưới đây người bệnh nên thăm khám và kiểm tra sức khỏe sớm nhất có thể.
  • Hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, lảo đảo.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Mất cân bằng và mất phương hướng : không đứng vững, đi lại khó khăn.
  • Xáo trộn tầm nhìn: Nhạy cảm với ánh sáng , khó nhìn tập trung vào một điểm, có ảo giác.
  • Giảm thính lực: Ù tai, có tiếng ù trong tai.
  • Thay đổi nhận thức: khó tập trung, mất trí nhớ ngắn hạn, tinh thần và thể chất mệt mỏi.
  • Thay đổi tâm lý: mất tự chủ, tự ti, lo âu, hoảng loạn, trầm cảm.

Yến sào cải thiện bệnh rối loạn tiền đình


Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình bằng yến sào 1

Người bị rối loạn tiền đình thường bị các tổn thương về hệ thần kinh, tim, tâm thần và do cách sử dụng thuốc… Khác với các bệnh lý khác rối loạn tiền đình rất khó chuẩn đoán được nguyên nhân, làm cho các bệnh nhân cứ tưởng bị bệnh thông thường như thiếu máu, suy nhược cơ thể… chỉ cần ăn uống đầy đủ và nghĩ ngơi hợp lý vài ngày sẽ hết.
Những người bị rối loạn tiền đình nên bổ sung các vitamin D, C, B6, Folate. Ngoài các vitamin chính bạn nên cung cấp nhiều vitamin khác để cơ thể có thể được khỏe mạnh và có khả năng kháng bệnh. 18 loại axit amin có trong yến sào sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Với các công dụng yến sào mang lại đây sẽ giúp những người mắc rối loạn tiền đình hài lòng.
  • Phenylalanine, Acid Sialic: Giúp bồi bổ não, tăng cường trí nhớ, nhầm lẫn, trầm cảm, các vấn đề về bộ nhớ, tăng cường hệ miễn dịch và kháng thể.
  • Fructose, Isoleucine: Giúp các bệnh nhân phục hồi lại sức khỏe, bổ sung năng lượng cho cơ thể.
  • Isoleucine: Hạ đường huyết, hạn chế nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, trầm cảm, rối loạn và khó chịu, đồng thời cũng giúp điều tiết lượng máu trong cơ thể.
  • Cystein: Tăng dẫn truyền xung thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Leucine: (4.56%) điều chỉnh hàm lượng đường trong máu.
Một số nguyên tố khác như Cu, Zn, brom, mangan, Crom, Selen vừa bổ sung nhiều vi lượng cần thiết cho cơ thể, đồng thời giúp kích thích tiêu hóa và chóng lại sự lão hóa.
Khác với nhiều căng bệnh khác rối loạn tiền đình chỉ là một hội chứng chứ không phải là bệnh. Những người bị mất bệnh thường có cảm giác mọi vật xung quanh mình đang di chuyển ,làm ta thấy chóng mặt, buồn nôn. Ngoài ra còn làm cho ta bị ngất đi khi huyết áp không ổn định, cơ thể mất thằng bằng như người say rượu, nặng hơn có thể nằm liệt giường hay tâm thần.

Người bị rối loạn tiền đình nên dùng loại yến sào nào?

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm yến sào với chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ khác nhau, người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp để đảm bảo hiệu quả chăm sóc sức khỏe và đặc biệt để cải thiện tình trạng.
Các chuyên gia chia yến sào thành 2 loại cơ bản là yến đảo và yến nhà. Mỗi loại này lại chia nhỏ thành yến trắng, yến hồng và yến huyết. Tùy vào mục đích của nhà phân phối mà yến có thể là sản phẩm tinh chế hay sơ chế. Yến tinh chế đã được loại bỏ lông và tạp chất tiện lợi trong quá trình sử dụng và chế biến.
Theo các chủng loại yến sào kể trên, có thể đánh giá yến huyết đảo là sản phẩm yến chất lượng cao, có thành phần và công dụng tốt. Hiện nay do nhu cầu sử dụng cao, sản lượng khai thác được khan hiếm, nhiều gian thương lợi dụng để phân phối sản phẩm hàng giả, hàng nhái hàng kém chất lượng.
Sử dụng yến sào giả gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe và thiệt hại về kinh tế, vì thế để đảm bảo quyền lợi của bản thân, người tiêu dùng nên chú ý lựa chọn các sản phẩm yến sào chất lượng tại các đơn vị uy tín.