Nguồn gốc, xuất xứ của yến sào
Hiện
nay, các lợi ích và công dụng tuyệt vời mà yến sào đem lại cho sức khỏe con
người đã được nhiều nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu trên thế giới chứng
minh và thừa nhận. Những tác dụng của yến sào như bổ phổi, phục hồi và tăng cường
sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, làm đẹp
da,…là không thể chối cãi. Mặc dù vậy, do đây là một sản phẩm khá cao cấp và
hiếm hoi nên nhiều người khi có ý định, nhu cầu mua yến sào để sử dụng vẫn
thường đặt ra câu hỏi: vì sao yến sào lại bổ dưỡng như vậy?
Để biết
được vì sao yến sào có giá trị dinh dưỡng cao, trước tiên chúng ta
cần hiểu được nguồn gốc, xuất xứ của yến sào lấy từ đâu. Như các bạn đã
biết, yến sào thực chất là tổ của loài chim yến, được chúng tạo ra bằng cách sử
dụng nước bọt bện vào nhau như các sợi nhỏ rồi dệt thành một chiếc tổ. Nước bọt
của chim yến ngoài việc chứa một số muối khoáng và các loại men (enzyme) thì
còn có thêm một số các chất dinh dưỡng như axit amin, nguyên tố vi lượng do
chúng tích lũy được trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Hầu hết các chất này đều
rất bổ dưỡng và cực kỳ cần thiết cho cơ thể người. Do đó, khi sử dụng yến sào,
cơ thể sẽ được bổ sung các chất dinh dưỡng giúp phục hồi và tăng cường sức
khỏe. Đây chính là nguyên nhân vì sao yến sào lại bổ dưỡng như vậy.
Vì sao yến sào lại mang một giá trị dinh dưỡng cao đến vậy?
Hiện
nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra giá trị dinh dưỡng có trong yến
sào bao gồm hơn 10 loại axit amin là thành phần chính của các phân tử
protein – hợp chất rất cần thiết cho sự sống. Trong đó, quý giá nhất là các
loại axit amin tối cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp được như:
isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, valine và
histidine. Đây là những loại axit amin vô cùng thiết yếu trong quá trình phát
triển và hoàn thiện cơ thể người.
Chúng đóng một vai trò quan trọng ở hầu hết các quá trình chuyển hóa, tổng hợp cũng như phân giải các hợp chất hữu cơ, vô cơ để từ đó đảm bảo sự ổn định và cân bằng của các bộ phận, chức năng. Nhưng cơ thể chúng ta lại không thể tự tổng hợp được các loại axit amin này mà phải hấp thụ từ thức ăn. Và yến sào khi chế biến riêng hay nấu cùng với các nguyên liệu bổ dưỡng khác sẽ là nguồn cung cấp vô cùng dồi dào và lý tưởng.
Chúng đóng một vai trò quan trọng ở hầu hết các quá trình chuyển hóa, tổng hợp cũng như phân giải các hợp chất hữu cơ, vô cơ để từ đó đảm bảo sự ổn định và cân bằng của các bộ phận, chức năng. Nhưng cơ thể chúng ta lại không thể tự tổng hợp được các loại axit amin này mà phải hấp thụ từ thức ăn. Và yến sào khi chế biến riêng hay nấu cùng với các nguyên liệu bổ dưỡng khác sẽ là nguồn cung cấp vô cùng dồi dào và lý tưởng.
Bên
cạnh đó, trong yến sào còn chứa hơn 30 loại nguyên tố vi lượng (hay chất khoáng
vi lượng) cần thiết cho cơ thể. Cụ thể như: đồng (5,87%), sắt (27,9%), kẽm
(1,88%),….Đây cũng là những chất có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc phát
triển, cân bằng và hoàn thiện các cơ chế trong cơ thể con người. Thiếu hụt một
hay một số loại nguyên tố là nguyên nhân gây ra những tình trạng, căn bệnh nguy
hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc,….Do đó, việc bổ sung đầy đủ những nguyên
tố vi lượng này là điều rất cần thiết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét