Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Sử dụng yến sào cải thiện tình trạng hen suyễn ở trẻ em

Yến sào vốn là thực phẩm nằm trong danh sách những món ăn dinh dưỡng của thế giới, đặc biệt, yến sào còn giúp cải thiện tình trạng hen suyễn ở trẻ. Bài viết dưới đây sẽ trình bày vì sao bé bị hen suyễn nên dùng yến sào

Sử dụng yến sào cải thiện tình trạng hen suyễn ở trẻ em

Bệnh hen suyễn ở trẻ và các mức độ của bệnh

Hen suyễn hay hen phế quản là bệnh tắc nghẽn đường thở mạn tính do viêm hoặc co cơ bất thường các ống khí quản và phế quản. Lớp niêm mạc của các ống này bị kích thích và tiết ra các tế bào nhầy và trắng vào khí quản, làm cho khí quản bị thu hẹp. Ở một số bệnh nhân, tình trạng này xảy ra để đáp ứng với các yếu tố kích thích như không khí lạnh, bụi, phấn hoa, khi tập thể dục, hoặc khói thuốc lá. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rất khác nhau giữa các bệnh nhân.
Hen suyễn có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và thường bắt đầu khi trẻ từ 2 – 10 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ có bố hoặc mẹ bị hen suyễn cao hơn nhiều so với trẻ không có bố hoặc mẹ mắc bệnh. Nếu cả bố mẹ đều bị hen thì đến 60% con của họ sẽ bị hen. Ở trẻ em, hen suyễn có thể tiến triển ở 4 mức độ nguy hiểm dưới đây:
  • Mức độ 1 (có cơn hen ngắt quãng nhẹ): thỉnh thoảng mới xảy ra và các triệu chứng thường xảy ra vào ban ngày dưới 1 tuần/lần, trẻ vẫn hoạt động bình thường.
  • Mức độ 2 (cơn hen dai dẳng nhẹ): xảy ra ở cấp độ nhẹ, triệu chứng hen xuất hiện ban ngày dưới 1 tuần/lần.
  • Mức độ 3 (cơn hen dai dẳng trung bình): các triệu chứng xảy ra hàng ngày, cơn hen gây ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ.
  • Mức độ 4 (cơn hen dai dẳng nặng): các triệu chứng xảy ra thường xuyên và kéo dài, hạn chế các hoạt động thể lực của trẻ và thường xuất hiện cơn hen vào ban đêm.

Bệnh hen suyễn gây ra những tác hại gì với trẻ?

Đông Nam Á là khu vực có độ lưu hành hen gia tăng nhanh: Malaysia 9,7%, Philippines 11,8%, Thái Lan 9,2%, Singapore 14,3%, Việt Nam khoảng 5%. Tử vong do hen mỗi năm có 200.000 trường hợp, Việt Nam có 3.000 ca. Trong con số 3000 trên, có phân nửa là trẻ em. Bị hen suyễn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
  • Xẹp phổi: Hơn 1/3 trẻ em nằm trong bệnh viện vì hen bị biến chứng xẹp phổi. Xẹp phổi một thùy hoặc nhiều thùy là biến chứng gặp tỷ lệ khoảng 10% số bệnh nhân vào viện. Khi hen ổn định thì tình trạng xẹp phổi sẽ khỏi.
  • Nhiễm khuẩn phế quản: Nhân các đợt chuyển mùa, các đợt rét, thời tiết thay đổi đột ngột trong ngày, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm vùng tai mũi họng, đường hô hấp dưới, gây các đợt cúm làm cho những triệu chứng bệnh hen nặng hơn.
  • Giãn phế nang đa tiểu thùy: Sự đàn hồi của các phế nang ở bệnh nhân hen giảm dần theo thời gian, thở ra ít, thể tích khí cặn tăng. Còn gọi là bệnh khí phế thũng.
  • Tràn khí màng phổi và trung thất: Do các phế nang giãn rộng, tại vùng phế nang giãn, mạch máu thưa thớt, nuôi dưỡng kém, áp lực trong phế nang tăng. Khi phải làm việc gắng sức hoặc ho mạnh, thành phế nang dễ bị bục vỡ.
  • Tâm phế mạn tính: Thể hiện khó thở khi gắng sức, tím tái liên tục, đau vùng hạ sườn phải, gan có thể to hoặc mấp mé bờ sườn.
  • Ngừng hô hấp kèm tổn thương não: Do tình trạng suy hô hấp kéo dài, đưa đến thiếu ôxy não. Có lúc ngừng tim, ngừng hô hấp trong các thể hen nặng.
  • Suy hô hấp: Thường chỉ gặp ở những bệnh nhân nằm viện, bị hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính. Bệnh nhân khó thở, tím tái liên tục, đôi khi ngừng thở, phải thở máy hỗ trợ.
Biến chứng của hen suyễn còn nặng nề hơn ở đối tượng nhỏ tuổi. Do đó những người bị bệnh hen suyễn và mọi người trong toàn xã hội cần có sự hiểu biết để có ý thức điều trị tận gốc bệnh hen ngay từ những giai đoạn đầu tiên của bệnh.

Sử dụng yến sào cho bé bị hen suyễn như thế nào?

Sử dụng yến sào cải thiện tình trạng hen suyễn ở trẻ em 1
Yến sào tuy là thực phẩm bổ dưỡng nhưng chỉ có tác dụng hỗ trợ để cung cấp các dưỡng chất mà cơ thể khó hấp thu, giúp trẻ tăng cường sức khỏe để đề kháng các loại bệnh cũng như nhanh hồi phục các tổn thương trong cơ thể chứ không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Chính vì vậy, trước khi cho trẻ sử dụng yến sào, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng.
Theo những nghiên cứu y học cổ truyền, trong yến sào có vị ngọt, tính bình, vào phế vị thận. Yến sào có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, bổ thận sinh tinh, kiện tỳ dưỡng huyết viêm khí phế quản, ho khan đàm dính, hen suyễn, khái huyết, thổ huyết, viêm dạ dày thực quản gây nôn, lỵ và sốt rét kéo dài, lao phổi…
Với những trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như: hen, suyễn, viêm phổi, phế quản,…yến sào có tác dụng rất tốt trong việc điều trị, chữa bệnh suy nhược cơ thể, lao phổi, chữa bệnh hen suyễn cho trẻ bằng yến sào. Tác dụng của yến sào với bệnh hen suyễn rất tốt do trong yến sào chứa các thành phần phong phú.
Tuy nhiên người tiêu dùng cần lưu ý với trẻ em 12 tháng tuổi thì không nên sử dụng. Trẻ ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, trẻ khó hấp thu, dễ bị dị ứng với yến sào. Ở các độ tuổi lớn hơn, trẻ sử dụng yến sào rất tốt, không chỉ hỗ trợ điều trị được hen suyễn mà còn phát triển cả thể chất và trí tuệ, giúp trẻ có được chất lượng cơ thể cao.
Yến sào là thực phẩm tuyệt vời bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Đặc biệt, yến sào rất tốt cho những người viêm đường hô hấp, đặc biệt là bệnh hen suyễn ở trẻ em.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét