Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Những cách chưng khác nhau đối với mỗi loại yến sào

Thời xưa, yến sào vốn là món ăn chỉ dành riêng cho vua chúa và được xếp vào hàng cao lương mỹ vị. Có rất nhiều cách chế biến yến sào khác nhau trong đó chưng yến sào là cách chế biến thông dụng được nhiều người yêu thích bởi mang đến món ăn bổ dưỡng thơm ngon và vô cùng hấp dẫn.

Những cách chưng khác nhau đối với mỗi loại yến sào

Yến sào được chưng riêng, các nguyên liệu phụ được cho vào sau. Tất cả các loại yến sào đều sử dụng chung một cách chưng yến, cũng không phân biệt chế biến riêng cho: người lớn tuổi, nam nữ thanh niên, trẻ em, phụ nữ mang thai, v.v. Chỉ có một vài sự khác biệt trong giai đoạn sơ chế yến sào, thời gian chưng yến (Yến huyết) và việc thay đổi nguyên liệu phụ (đường phèn, hạt sen, v.v.) là nhằm đáp ứng khẩu vị của từng người.

Thành phần nguyên liệu

  • 10g yến (~ 1 tai yến)
  • 300 – 350ml nước sạch
  • 30g/~ 6 muỗng cà phê đường phèn hạt (được tặng kèm – Có thể thay đổi tùy khẩu vị người dùng)
  • 3 – 4 sợi gừng (gừng lát cắt sợi)
  • 3 – 6 quả táo tàu (tùy ý)

Dụng cụ nhà bếp

  • 1 bếp ga/bếp điện
  • 1 cái nồi nhôm/inox
  • 1 thố chưng có nắp đậy. Nếu không có loại thố chưng này, có thể sử dụng chén lớn và màng bọc thực phẩm (loại chịu nhiệt độ cao – có ghi chú trên bao bì màng bọc) để đậy kín miệng chén
  • 3 bộ chén + muỗng dành cho người lớn
Lưu ý: Nồi cơm điện, lò vi sóng, nồi chưng yến:

Các bước tiến hành chưng yến sào

2.1. Nguyên tắc chung

Yến sào được chưng riêng. Các nguyên liệu phụ chỉ được thêm vào ngay sau khi yến sào được chưng cách thủy xong.
Nguyên do: Bản chất tự nhiên của yến sào có mùi vị không mấy hấp dẫn sau khi được chế biến (thoang thoảng mùi tanh giống lòng trắng trứng gà khi món ăn còn nóng). Cho nên, yến sào thường được chế biến cùng với các nguyên liệu phụ khác để tạo sự hấp dẫn về hương vị. Theo kinh nghiệm riêng của chúng tôi, khi đường phèn được cho ngay vào ban đầu lúc bắt đầu chưng yến để chưng chung với yến sào, đường tan vào trong nước sẽ dễ bọc sợi yến lại, sợi yến thường trở nên dòn – cứng, độ nở không đạt tối đa.

2.2. Cách chế biến

Bước 1: Làm sạch yến sào
  • Yến thô: Cần 2 – 5 giờ để làm sạch lông yến (Cách 1) và cần 2 – 24 giờ cho (Cách 2).
  • Yến tinh chế/làm sạch: Có thể sử dụng ngay khi lấy ra khỏi bao bì. Nếu bạn muốn rửa lại sản phẩm trước khi chế biến (có thể rửa lại hoặc không), bạn đặt sản phẩm lên 1 rây nhỏ và đặt dưới vòi nước chảy. Sau đó cho sản phẩm vào chén và ngâm mềm. Khi ngâm mềm yến sào, bạn không nên chắt bỏ nước này, vì có thể làm hao hụt yến.
  • Yến tươi: cần rã đông từng gói nhỏ cho 1 lần sử dụng nếu bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
  • Yến huyết, Hồng yến, Bạch yến, Yến gãy tổ, Chân yến sào, Yến đảo, Yến nhà: Không có ghi chú riêng.  
Bước 2: Ngâm yến sào vào nước
  • Yến thô: Bỏ qua Bước 2, sang Bước 3 vì đã tai yến đã được ngâm nước trong lúc làm sạch lông ở Bước 1.
  • Yến tinh chế/làm sạch: Cho tai yến vào trong thố nước (300 – 350ml). Nước trong thố ngập qua chiều cao của miếng yến khoảng 2cm. Thời gian ngâm từ 20-30 phút. Lúc này, sợi yến ngậm nước sẽ nở to ra, khối lượng yến có khả năng tăng gấp 4-5 lần hoặc hơn nữa tùy từng loại yến. Sợi yến khi ngậm nước, màu sẽ nhạt hơn so với lúc khô, sợi yến nhìn thấy rõ trong nước. Lưu ý: không nên ngâm yến quá lâu, vì điều này làm sợi yến bị mềm, mất độ ngon của món ăn.
  • Chân yến sào: khi ngâm mềm, nên dùng tay bóp nhẹ để tách rời các lớp yến để món yến được nở nhiều. Nếu bạn không bóp tách phần chân yến, món yến của bạn sẽ không tạo được nở nhiều, tuy nhiên, phần chân yến này rất dòn và ngon. Do vậy, tùy vào sở thích của bạn mà có thể tách rời các lớp yến hoặc không.
  • Yến tươi: Không cần ngâm mềm vì bản thân sản phẩm yến tươi đã mềm. Chỉ cần cho nước ngập phần yến và tiến hành chưng cách thủy.
  • Yến huyết, Hồng yến, Bạch yến, Yến gãy tổ, Yến đảo, Yến nhà: Không có ghi chú riêng.
Bước 3: Chưng cách thủy yến sào

Những cách chưng khác nhau đối với mỗi loại yến sào 1
  • Cho thố yến đã ngâm mềm vào trong nồi nhôm/inox. Lượng nước trong nồi cao khoảng 1/3 chiều cao của thố yến.
  • Đối với tất cả các loại yến sào (trừ Yến huyết): Chưng cách thủy khoảng 20 – 30 phút. Lúc đầu nên cho lửa của bếp ở mức độ lớn để nước trong nồi được sôi lên, khi nước sôi, hạ nhỏ lửa để liu riu trong toàn bộ thời gian nấu. Lưu ý: Nên dùng thố sứ có nắp đậy, vì thố sứ giữ nhiệt tốt, nắp đậy làm nhiệt trong thố không bị hao hụt đi, yến trong thố sẽ nở được tối đa, và ngon nhất.
  • Yến huyết: Trong các loại yến sào, Yến huyết là loại có sợi cứng nhất. Nên thời gian chế biến là lâu nhất. Để đảm bảo sản phẩm nở tốt nhất, Yến huyết có thể chưng cách thủy trong khoảng 1h, sau đó có thể sử dụng thêm nồi ủ để ổn định nhiệt (để không làm phân hủy chất dinh dưỡng có trong yến) thêm khoảng tối đa 2h để yến nở mềm theo ý thích.
  • Sau khi chưng đủ thời gian cần thiết, yến sào đã chín, sợi yến nở đều, đặc. Sợi yến mềm nhưng vẫn giữ được độ dài, không bị nát hay tan ra nước. Đưa lên mũi ngửi có thoang thoảng mùi tanh giống lòng trắng trứng gà. Mùi tanh này chỉ có trong khoảng thời gian sau chế biến yến – khi món ăn còn nóng. Nếu món ăn đã nguội thì mùi này cũng giảm từ từ và mất đi. Hâm nóng lại món ăn, mùi tanh nhẹ này lại xuất hiện. Đây cũng là một trong những đặc điểm để phân biệt yến thật – yến giả.
Sau khi yến sào được chưng cách thủy xong (Phần 2/Bước 3), cho đường phèn vào theo khẩu vị của từng người. Có thể thêm gừng để chén yến thơm hơn và để ngừa trường hợp gây “lạnh bụng” ở vài trường hợp cá biệt.
Bảo quản yến sào sau khi chưng (không dùng chất bảo quản): Trong điều kiện ở hộ gia đình bình thường, sản phẩm có thề giữ được tối đa đến 1 tuần nếu được bảo quản liên tục trong ngăn mát tủ lạnh ngay sau khi chưng xong, đậy kín, đảm bảo sạch sẽ, không nhiễm vi sinh vật, v.v. Tuy nhiên, nếu thấy nấm mốc thì bỏ ngay.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét