Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Người cao tuổi nên sử dụng yến sào như thế nào để tối ưu hóa công dụng của nó

Người cao tuổi thì sức khỏe ngày càng suy yếu dần và nhiều chức năng của cơ thể bị suy giảm, trong đó hệ thống miễn dịch bị suy giảm dẫn đến phát sinh các loại bệnh như: bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh viêm họng, viêm phế quản mạn tính, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, viêm loét dạ dày-tá tràng, … Do đó yeesns ào là một lựa chọn đúng đắn cho người già

Người cao tuổi nên sử dụng yến sào như thế nào để tối ưu hóa công dụng của nó

1. Liều lượng dùng yến sào cho người già

Thành phần của yến sào có hàm lượng dinh dưỡng cao nên cơ thể người già khó có thể hấp thụ hết được trong một lần ăn. Vì vậy, khi chế biến yến người dùng cần cân nhắc lượng yến phù hợp để tránh lãnh phí.
Các chuyên gia về sức khỏe khuyên người già nên bổ sung yến sào mỗi ngày chỉ 70 – 100ml là đủ (trong đó, yến sào chứa từ 10 – 12%). Cụ thể từng tháng sử dụng như sau:
  • Tháng đầu tiên: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi ngày.
  • Tháng thứ 2: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều 2 ngày/chén.
  • Tháng thứ 3 trở đi: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều 3 ngày/chén.
Trong một chén yến sào đã chế biến, người dùng có thể sử dụng 4g yến khô. Như vậy, trung bình mỗi tháng dùng khoảng 100g (đối với người già có sức khỏe bình thường). Còn đối với người già đang trong quá trình điều trị bệnh thì liều lượng sẽ cao hơn khoảng 150g/tháng.
Để yến sào có tác dụng tốt nhất cho người già, ngoài liều lượng khuyên dùng trên người dùng nên chú ý ăn đều đặn hằng ngày hoặc ăn đều theo lịch trình thay vì thỉnh thoảng ăn với một lượng yến sào lớn.

2. Thời điểm dùng yến sào cho người già

Sử dụng yến sào đúng liều lượng nhưng ăn không đúng thời điểm cũng sẽ không đạt được tác dụng như ý. Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ… được khuyên nên ăn yến sào vào buổi sáng, buổi tối trước khi đi ngủ hoặc thời điểm giữa hai bữa chính. Vậy người già, thời điểm nào bổ sung yến sào sẽ hiệu quả nhất?
Các chuyên gia nhận định, đối với người già ăn yến nóng lúc bụng đói vào buổi sáng sau khi thức dậy  hoặc buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng sẽ là thời điểm bổ sung yến sào đem lại hiệu quả nhất. Bởi vì tại thời điểm đó, cơ thể sẽ dễ dàng hấp thu nhất một cách triệt để mọi dưỡng chất quý có trong yến để đem lại những tác dụng bồi bổ tốt.
Đối với các trường hợp ăn yến sào vào buổi tối cơ thể bị lạnh thì có thể hạn chế tình trạng này bằng cách thêm vào lát gừng vào khi chưng yến sào.
Ngoài ra, với người già đang điều trị bệnh thì nên dùng yến sào sau khi uống thuốc khoảng 2 giờ để không làm mất tác dụng của thuốc mà vẫn phát huy được tác dụng của yến sào.

3. Cách chế biến yến sào cho người già


Người cao tuổi nên sử dụng yến sào như thế nào để tối ưu hóa công dụng của nó 1
Đối với người già, ngoài món phổ biến là yến chưng đường phèn thì có thể chế biến nhiều món bổ dưỡng khác từ yến sào như yến sào hầm chim cút, yến sào quấn bào ngư, súp yến sào gà xé… cũng mang lại giá trị dinh dưỡng cao.

4. Khi sử dụng yến sào cho người già nên lưu ý

  • Ngoài việc bổ sung yến, người già cần có chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ dinh dưỡng với các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giàu vitamin… Đồng thời, cần kết hợp với các bài tập thể thao nhẹ nhàng khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày.
  • Đối với người cao tuổi đang điều trị bệnh, việc bổ sung yến sào là cần thiết, tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng để được đảm bảo nhất.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét